Việt Nam là nước có sản lượng hạt điều xuất khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2015, hạt điều Việt Nam có thị phần chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu (khoảng 5 tỉ USD) và cũng là năm thứ 10 liên tiếp, ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.

Điều hay còn gọi là (đào lộn hột) là một loại cây công nghiệp dài ngày, thuộc họ xoài là lớp cây 2 lá mầm, có nguồn gốc từ Brazil. Cây điều du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 18. Và Bình Phước là một trong những vùng đầu tiên trồng loại cây này, dần dần cây điều được thuần hóa thành, rồi từ đây, cây điều được nhân rộng ra nhiều vùng khác.

Đến năm 1975 cây điều chính thức là cây trồng có trong danh mục khắc phục đồi trọc. Và từ năm 1990 đến nay cây điều là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là cây xóa đói giảm nghèo, là cây lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.

Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới:

– Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến.

– Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya.

hat-dieu-binh-phuoc-khi-nao-duoc-goi-ten-dungHạt điều Việt Nam – "trùm" thế giới?

Ở Việt Nam, cây điều được trồng ở rất nhiều nơi : Bình Dương, Dak Nông, Dak Lắc, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Bình Phước… Mỗi vùng hạt điều có mùi vị khác nhau, chất lượng nhân khác nhau.

Bản thân hạt điều nhân có giá trị cao, chủ yếu dùng để xuất khẩu thu ngoại tệ về cho quốc gia, người Việt Nam trước đây ít có cơ hội tiếp xúc hằng ngày với hạt điều.

Hạt điều Việt Nam được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác nhau:

– Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định và phù hợp nhất với cây điều. (Mùa điều bắt đầu từ sau tết Nguyên đán đến hết tháng 5 dương lịch là kết thúc mùa vụ).

– Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa đậu quả, hay bị hạn hán. (Có trể hơn vùng Đông Nam bộ từ nữa tháng đến 1 tháng).

– Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa đậu quả, hạn hán bất thường và đất xấu. (Mùa điều có trể hơn từ 1 – 2 tháng tùy theo các tỉnh so với vùng Đông Nam Bộ).

tranh-loi-sai-voi-nhung-hinh-anh-hat-dieu-binh-phuocCây điều phù hợp với khí hậu 2 mùa mưa nắng và đất đỏ bazan

Đối với cây điều, sự phân bố mùa quan trọng hơn lượng mưa. Do cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Do đó khí hậu hai mùa mưa và mưa nắng riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là thích hợp cho sự ra hoa đậu quả của cây.

Đất trồng điều thích hợp nhất là các loại đất giàu chất hữu cơ, đất đỏ bazan. Cây điều không thích hợp với các loại đất ngập úng, nhiễm phèn, mặn, hay đất có tầng canh tác mỏng.

Tóm lại, cây điều thích hợp với các khí hậu 2 mùa mưa nắng và đất đỏ bazan của các tỉnh phía Nam như Bình Phước… mới cho ra những hạt điều Việt Nam được đánh giá là ngon nhất từ xưa đến nay.

Trên là những thông tin chung về hạt điều Việt Nam bạn nên biết, hạt điều Việt Nam trở thành “trùm” thế giới không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu, mà ngay cả công nghệ sản xuất hạt điều.

>>> Phân biệt hạt điều Việt Nam với hạt điều nước ngoài